Bí kíp kinh doanh của người Nhật: Gieo mầm thiện, thiện báo đáp ta

“Khách hàng là thượng đế” đó là phương châm được hầu hết các doanh nhân ở khắp nơi đặc biệt là ở Nhật Bản luôn luôn hướng tới. D...




“Khách hàng là thượng đế” đó là phương châm được hầu hết các doanh nhân ở khắp nơi đặc biệt là ở Nhật Bản luôn luôn hướng tới. Doanh nhân Nhật luôn suy nghĩ rất chu đáo cho khách hàng của mình, và sự phục vụ của họ gần như đã đạt đến mức hoàn hảo.
Khách hàng luôn là điều bất kỳ người kinh doanh nào cũng nghĩ tới và hiểu được tầm quan trọng dẫn đến việc thành công hay thất bại đều là do yếu tố này quyết định. Người Nhật thực sự coi trọng tầm quan trọng của khách hàng, phục vụ khách hàng chu đáo nhất có lẽ doanh nhân Nhật luôn được coi là đi đầu về việc này.
Khách hàng là No. 1
Ở Nhật, nếu bạn là người tiêu dùng thì chỉ cần muốn mua hàng là có thể mua ở bất cứ đâu vào bất kỳ lúc nào. Kể cả khi không đủ tiền vẫn có thể trả góp, có người đưa đến tận nhà. Nếu không biết sử dụng sản phẩm chỉ cần gọi điện đến cửa hàng ngay lập tức sẽ có nhân viên đến tận nơi để hướng dẫn cách sử dụng.
Doanh nhân Nhật quan niệm rằng người bán hàng phải đứng trên lập trường của người mua hàng hiểu được mong muốn của khách hàng, luôn suy nghĩ lợi ích cho khách hàng của mình thì tự nhiên sẽ nhận lại được sự tin tưởng.
Người sáng lập công ty khóa kéo YKK Yoshida Tadao từng nói: "Không suy nghĩ cho lợi ích của khách hàng thì doanh nghiệp không thể làm ăn phát đạt. Muốn có lợi trước hết ta phải gieo mầm thiện cho người cái thiện, sau đó cái thiện sẽ báo đáp ta”.
Toàn tâm toàn ý
Đây cũng là phương của rất nhiều công ty Nhật Bản, thậm chí các công ty này còn viết nó vào quy định của mình.
Bằng chứng rõ ràng nhất là công ty Honda. Năm 1967, trong “làn sóng khiếm khuyết xe hơi” xảy ra ở Mỹ, vì tính mạng người tiêu dùng Honda đã chủ động khai báo khiếm khuyết hành động này đã khiến người Mỹ rất khâm phục. Với nguyên tắc “tất cả suy nghĩ cho khách hàng”, Honda đã chấp nhận mạo hiểm mặc dù có nguy cơ phải đóng cửa. Trong số tất cả các nhà sản xuất xe hơi, Honda là hãng đầu tiên khai báo với chính phủ Mỹ về các khiếm khuyết tồn tại ở dòng xe CT2000 của mình.
Hàng tốt giá rẻ
Thị trường luôn biến đổi từng ngày từng giờ vì thế sở thích của người tiêu dùng cũng vì thế mà thay đổi nhanh chóng. Nhưng chân lý không thể di dời trong giới kinh doanh Nhật “Hàng tốt giá rẻ” là yêu cầu chung của hầu hết người tiêu dùng. Doanh nhân Nhật lấy thị trường làm trung tâm, tìm tất cả mọi cách để hiểu và cung cấp hàng hóa tốt nhất đến với khách hàng.
Ví dụ điển hình như thị trường xe hơi và đồ điện gia dụng của Nhật phát triển muộn hơn so với các nước châu Âu nhưng lại có chất lượng và giá thành rẻ hơn rất nhiều, còn áp đảo sảm phẩm cùng loại của nhiều nước tiên phong trên thị trường quốc tế. Bí quyết của người Nhật là hệ thống quản lý chất lượng hoàn thiện và kỹ năng quản lý giá thành độc đáo
Lắng nghe ý kiến khách hàng
Người Nhật tuy đã thực hiện việc quản lý chất lượng toàn diện nghiêm ngặt nhưng họ hiểu rất rõ rằng quản lý chất lượng chặt chẽ đến mấy cũng không thể đảm bảo sản phẩm hoàn toàn không có vấn đề. Vì vậy họ coi dịch vụ hậu mãi là sự kéo dài tự nhiên của quản lý chất lượng toàn diện.
Trong mắt doanh nhân Nhật Bản, khái niệm “dịch vụ” không chỉ có nghĩa là tạo sự tiện lợi cho khách hàng mà còn có nghĩa là có thái độ ứng xử đúng mực khi xử lý sự không hài lòng và khiếu nại của khách hàng một cách công bằng, nhanh chóng và không hề miễn cưỡng.
Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao bì sản phẩm phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước hợp tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng.
So với các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt hàng như hàng quà tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản phẩm.
Không ngại cúi chào
Cúi đầu khi chào là một trong những nguyên tắc hành xử truyền thống của người Nhật. Thậm chí bạn sẽ thấy người Nhật vô ý cúi chào người ở đầu bên kia của một cuộc điện thoại. Song để thực hiện động tác cúi chào chính xác theo truyền thống Nhật Bản thì khá phức tạp. Việc cúi chào thấp đến mức nào, trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào địa vị xã hội, tuổi tác, kinh nghiệm và vị trí công việc.
Người Nhật không mong đợi bạn sẽ hiểu hết những quy tắc phức tạp đó nên họ cũng không trông đợi bạn sẽ cúi chào đúng cách. Do đó, động tác tốt nhất bạn nên làm để chứng tỏ thành ý tôn trọng văn hóa của họ là nghiêng người cúi chào.
Khuôn mặt nghiêm khắc
Ngoại trừ những dịp làm cho người người Nhật thả sức cười, những nhân viên Nhật thường không diễn tả cảm xúc vui đùa trên khuôn mặt thay vào đó là một khuôn mặt khiêm khắc. Đặc biệt trong các cuộc họp, họ nói nhỏ, giọng nói rất thận trọng, và thường nhắm mắt khi chú ý gần tới người nói. Thói quen này với người nước ngoài thể hiện dấu hiệu của sự khó chịu.
Với chúng ta, dường như những nơi làm việc quá nghi thức như vậy dường như thật khó chịu và quá ngột ngạt. Bạn không muốn biến nơi làm việc thành những mảnh đất thiêng liêng, nhưng không có lý do nào để biến nó thành những nơi giống như nhà dành cho những người bạn. Vẻ chuyên nghiệp và tư cách cá nhân sẽ làm tăng sự kính trọng công việc, và vì thế cũng sẽ tăng sức sản xuất trong doanh nghiệp.
Làm hết mình, chơi hết mình
Sau những ngày làm việc căng thẳng, những nhà kinh doanh của Nhật đều sẵn sàng “xả hơi” cho mình tới các quán bar sau những giờ làm việc. Nếu nơi bạn làm việc quá cứng nhắc hoặc lễ nghi, thì những người kinh doanh Nhật sẽ ghé tới để giải thoát tinh cách hà khắc mang từ công ty về. Một sở thích được ưa chuộng là tới các quán bar karaoke, nơi mọi người có thể thả sức hát tới tận nửa đêm thậm trí tới lúc giọng không còn để mà hát. Bên cạnh các địa điểm vui chơi giải trí để cân bằng với công việc, các câu lạc bộ khiêu vũ, hộp đêm còn là nơi những người cộng sự, đồng nghiệp chia sẻ thông tin, kí kết giao kèo để tăng cường mối quan hệ gắn bó lẫn nhau.
Một điều quan trọng là không để công việc chi phối quá nhiều cuộc sống của bạn. Thời gian rỗi là một phần quan trọng trong ngày của bạn. Nó giúp bạn giải tỏa đi sự căng thẳng và là thời gian yên tĩnh để bạn xua đi những lo âu.
Hãy quên đi công việc trong một khoảng thời gian nhỏ dù chỉ là một lúc, thậm chí khi bạn đang ở cùng đồng nghiệp. Tận hưởng những giờ phút hạnh phúc và tham dự những buổi tiệc tùng của công ty. Giao lưu cùng cả bạn bè bên ngoài công ty, cùng các hoạt động xã hội sẽ giúp bạn trở nên tự nhiên, giảm tính cứng nhắc.
Quan trọng chuyện giao thiệp
Giao thiệp rất quan trọng với người Nhật, nó thường được đề cập đến đầu tiên với mỗi mối quan hệ mới. Đặc điểm chung của những nhà kinh doanh Nhật là khả năng thích ứng cao trong các cuộc đàm phán. Và đặc biệt khả năng diễn thuyết của họ rất tốt nên dễ chiếm thiện cảm của đối tác, thành công dành được hợp đồng cũng chiếm tỷ lệ cao. Làm quen, giao tiếp với những người có thanh thế, địa vị là khía cạnh mà người Nhật rất quan tâm để có thêm nhiều cơ hội làm ăn mới.
Hoàn thành bài phát biểu đầy trọng lượng sẽ mang lại cho bạn sự tin cậy và khả năng thành công lớn. Người Nhật cảm thấy nghĩa vụ của họ là phải trung thành với những hợp đồng đã ký, ngay cả sau khi ký kết, họ vẫn tôn trọng đối tác của mình.
Nguồn: hoclamgiau.vn
- See more at: http://www.blogytuong.vn/featured/524/bi-kip-kinh-doanh-cua-nguoi-nhat-gieo-mam-thien-thien-bao-dap-ta#sthash.uJNEcNlF.dpuf

Tin Cùng chuyên mục

Kinh doanh 375229021783291674

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Kiếm tiền online

Tin nổi bật

Tin Mới

Bình luận

Tâm sự Admin

Chúng tôi luôn học hỏi từ đối thủ, về mọi thứ có thể học hỏi được, nhưng chúng tôi không bao giờ đi sao chép. Với chúng tôi, sao chép có nghĩa là chết. Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một ván cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau...

Facebook

Chúng tôi trên G+

Translate

item