Cuộc đời cay đắng của người cha già trộn cơm với thuốc ngủ cho các con ăn

Người vợ tâm thần bỏ nhà đi để lại cho ông Đoàn Quang Nhiễm (76 tuổi, ở Hải Dương) 3 người con điên dại. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng ...

Người vợ tâm thần bỏ nhà đi để lại cho ông Đoàn Quang Nhiễm (76 tuổi, ở Hải Dương) 3 người con điên dại. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bao năm qua ông luôn còm cõi chăm cho các con từng miếng ăn, giấc ngủ. Sợ chúng ra ngoài gây họa, ông đành nhốt con trong nhà.

Chúng tôi gặp ông Đoàn Quang Nhiễm (76 tuổi, ở thôn Quàn, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) khi ông đang chuẩn bị cơm trưa cho hai người con tâm thần bị nhốt trong nhà. Những tiếng la hét, ú ớ của hai người trong buồng ngủ khiến không khí trong căn nhà nhỏ càng thêm u uất.

Nấu cơm xong, ông mới có thời gian tiếp chuyện chúng tôi. Ngồi trong ngôi nhà cấp bốn dột nát với chi chít những mảnh vá bằng áo mưa trên trần nhà, ông Nhiễm bắt đầu kể về cuộc đời đầy gian truân và đẫm nước mắt của mình. Suốt bao nhiêu năm qua, ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng ông chưa một ngày hưởng trọn niềm vui tuổi già mà thay vào đó là những giọt nước mắt đắng cay khi phải chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ cho các con mắc chứng tâm thần.

Cuộc đời cay đắng của người cha già trộn cơm với thuốc ngủ cho các con ăn - (Clip: Kiên Nguyễn)

DSC_0598-005d0
Ngày ngày ông Nhiễm tất bật lo cơm nước cho các con. Ảnh: Kiên Nguyễn

DSC_0573-005d0
Ông ngồi lặng lẽ kể lại câu chuyện buồn tủi ập đến gia đình mình. Ảnh: Kiên Nguyễn

Đôi mắt ngân ngấn đỏ, ông Nhiễm cho biết, vợ chồng ông lần lượt sinh được tất cả 8 người con (6 gái, 2 trai) nhưng có 3 người con cứ đang ở tuổi trưởng thành thì bị tâm thần. Người vợ của ông là bà Phạm Thị Đệ (76 tuổi), đầu óc không được bình thường cũng bỏ ra ngoài sinh sống.

Nhìn lên bàn thờ người con gái đầu mất cách đây không lâu, ông Nhiễm nghẹn ngào cho biết, đó là chị Đoàn Thị Phương (SN 1960), bị tâm thần, suốt ngày đi lang thang, bỏ nhà đi rồi chết đuối dưới sông được người dân tìm thấy báo tin.

DSCF2644 copy-c981c
Ông Nhiễm rưng rưng khóc khi kể chuyện gia đình mình. Ảnh: Định Nguyễn.

“Được 17 tuổi thì nó bị tâm thần, vợ chồng tôi đưa cháu đi chạy chữa khắp các bệnh viện lớn nhỏ nhưng không có kết quả. Năm ngoái nó đi mất tích, gia đình tìm mãi không thấy cho đến khi người dân báo tin cháu bị chết đuối dưới sông”, ông Nhiễm kể lại.

Nói rồi ông lại nhìn vào hai gian buồng đang nhốt hai con là chị Đoàn Thị Hiểu (SN 1973) và Đoàn Quang Luyến (SN 1976), rưng rưng nước mắt. Cũng giống như người chị gái cả, chị Hiểu và anh Luyến đang làm ăn khỏe mạnh, trưởng thành bỗng nhiên phát bệnh tâm thần.

“Cái Hiểu có gia đình và hai con rồi, nhưng khi 22 tuổi, do suy nghĩ nhiều khiến đầu óc cháu lúc tỉnh lúc mê rồi phát bệnh. Vì gây họa nên vợ chồng bỏ nhau, tôi phải đưa cháu về nuôi dưỡng. Còn thằng Luyến cũng vậy, đang đi làm ăn tự nhiên bị tâm thần như chị, gặp ai đánh nấy”, ông Nhiễm nói.

DSCF2624 copy-c981c
Sợ các con ra ngoài gây họa, hàng ngày phải tự tay nhốt các con lại - Ảnh: Định Nguyễn.

DSC_0566-d507c
DSC_0549-d507c
Bị tâm thần nặng, anh Luyến chùm kín chăn ngồi trong phòng cười khềnh khệch. Những lúc lên cơn điên anh đập phá nhiều đồ đạc khiến ông Nhiễm phải nhốt anh lại - (Ảnh: Kiên Nguyễn).

Căn nhà nhỏ nhưng cực chẳng đã ông lão đành phải để hai phòng nhốt hai con vào để tránh gây họa. “Không nhốt chúng nó lại ra ngoài gặp ai đánh đó, đặc biệt là thằng Luyến. Nhiều lần vào lau dọn, tắm rửa nó đánh tới tấp nhưng vì đầu óc cháu không lành lặn nên tôi không trách con mà chỉ nhỏ nhẹ để con nguôi ngoai. Còn con Hiểu lúc tỉnh rất nghe lời, bảo gì làm nấy nhưng lúc lên cơn điên loạn thì đập phá hết bát đũa, cây cối trong nhà. Nhiều lúc nhìn sang nhà hàng xóm thấy gia đình con cái vui vầy xong nhìn lại cảnh gia đình mình, tôi thấy buồn tủi vô cùng, một đứa thì không sao đằng này có tới 2, 3 đứa con bị điên, vợ thì cũng thế” - người cha già bật khóc. 

DSCF2725 copy-c981c
Cực chẳng đã ông phải pha thuốc ngủ vào cơm cho các con ăn. Ông cho biết, phải pha thuốc thì con mới chịu ngủ yên, ông cũng mới có thể vào trong lau dọn - Ảnh: Định Nguyễn.

Ông bật khóc rồi lại kéo theo cả những cơn đau do mới trải qua lần mổ sỏi thận. 76 tuổi, cái tuổi đã ở ngưỡng gần đất xa trời, vậy mà nước mắt ông cứ giàn giụa, trào ra khiến chúng tôi cũng nghẹn đắng. Sức khỏe kém, nhưng ông không nỡ nhìn các con bẩn thỉu nên ngày ngày ông phải nghiền cả thuốc ngủ vào cơm cho hai đứa để chúng lăn ra ngủ, lúc đó ông mới vào dọn dẹp chỗ ở cho cả hai. Mọi người trong làng ai cũng biết chuyện này, người ta thương và xót cho ông lắm nhưng cũng đành chịu không giúp được.

DSC_0630-005d0
Những lúc tỉnh táo, chị Hiểu rất nghe lời, bảo gì làm nấy - (Ảnh: Kiên Nguyễn).

DSC_0646-005d0
Tuy nhiên, lúc chị lên cơn, chị lại đập phá đồ đạc trong nhà - (Ảnh: Kiên Nguyễn).

DSCF2698 copy-c981c
Bản thân ông đã trải qua nhiều lần mổ sỏi thận, sỏi mật và hiện tại đang bị xơ phổi - (Ảnh: Định Nguyễn).

“Có con gái nhưng các cháu đều lấy chồng theo chồng nên thi thoảng về đỡ đần tôi phần nào, còn đứa con trai đang làm thuê ngoài Hải Phòng nên lâu lâu cháu cũng mới thu xếp về được. Tôi còn khỏe còn lo cho các cháu được, chỉ sợ mai kia già yếu không còn nữa thì không biết các con ai sẽ chăm lo đây”, ông Nhiễm tỏ ra lo lắng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Quang Chén, Trưởng thôn Quàn cho biết, ông Nhiễm có hoàn cảnh khó khăn nhất xã, ở tuổi già sức yếu, bệnh tật nhiều nhưng ông luôn phải chăm lo cho các con.

“Ở xã chúng tôi cũng thường xuyên, động viên thăm hỏi gia đình ông nhưng chỉ đỡ đần phần nào. Tôi chưa thấy ai khổ như ông ấy”, ông Chén nói thêm. 

Mọi sự quan tâm giúp đỡ xin gửi về:

Ông Đoàn Quang Nhiễm, thôn Quàn, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Số điện thoại: 01666.021.446
 
Theo
 Định Nguyễn / Trí Thức Trẻ

Tin Cùng chuyên mục

Cộng đồng 3069941507812366293

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Kiếm tiền online

Tin nổi bật

Tin Mới

Bình luận

Tâm sự Admin

Chúng tôi luôn học hỏi từ đối thủ, về mọi thứ có thể học hỏi được, nhưng chúng tôi không bao giờ đi sao chép. Với chúng tôi, sao chép có nghĩa là chết. Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một ván cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau...

Facebook

Chúng tôi trên G+

Translate

item