Vì sao người Mỹ gốc Á học rất giỏi nhưng hiếm khi xuất hiện ở các vị trí cấp cao?

Người Mỹ gốc Á là nhóm dân số thành công nhất ở Mỹ, nhưng họ đang than phiền hơn bao giờ hết vì bị phân biệt đối xử, đặc biệt là trong môi ...

Người Mỹ gốc Á là nhóm dân số thành công nhất ở Mỹ, nhưng họ đang than phiền hơn bao giờ hết vì bị phân biệt đối xử, đặc biệt là trong môi trường giáo dục.

Vì sao người Mỹ gốc Á học rất giỏi nhưng hiếm khi xuất hiện ở các vị trí cấp cao?
Vào 03/10/1965, tổng thống Lyndon Johnson ký Đạo Luật Di Trú Và Quốc Tịch, xóa bỏ những đặc quyền dành cho người châu Âu da trắng. Một trong những hậu quả chủ yếu của đạo luật này là sự di cư ồ ạt sang Mỹ từ châu Á. Theo hầu hết các chỉ số,những người nhập cư này có nhiều phẩm chất hơn hẳn các nhóm thiểu số khác và từ lâu họ được gọi là “Nhóm thiểu số kiểu mẫu”: thành đạt, được giáo dục tốt và trầm tính. Nhưng lại có nhiều vấn đề nảy sinh và khiến họ còn trầm ngâm hơn nữa.
Trước Đạo luật năm 1965, cộng đồng người Mỹ gốc Á không hề được sống yên lành. Cuộc hành hình trên diện rộng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ diễn ra vào năm 1871, khiến 17 người Trung Quốc bị giết; Đạo luật cấm người Hoa nhập cư vào năm 1882; vụ giam giữ 120.000 người Mỹ gốc Nhật trong thế chiến thứ hai… trong khi rất ít người Mỹ gốc Đức và gốc Ý bị giam giữ, tất cả đều cho thấy sự phân biệt chủng tộc không chỉ dành cho người Mỹ gốc Phi.
Mọi sự có vẻ thay đổi sau chiến tranh. Khi chiến dịch về nhân quyền làm thay đổi thái độ đối với các chủng tộc, đạo luật mới về di trú giúp nhiều người được nhập cư trên cơ sở tài năng và quan hệ gia đình.
Người Ấn và người Hoa được giáo dục và giàu có ở mức trung bình, trái lại (một phần nhỏ) người Cam pu chia, Lào và H’mong đang phải vật lộn. Người Nhật là gần với thái độ và cấp độ giáo dục của người Mỹ hơn cả. Nhưng xét trung bình người Mỹ gốc Á đều được giáo dục rất tốt, thành đạt, kết hôn, hài lòng với cuộc đời và sẵn sàng tin vào giấc mơ Mỹ.
Sự vượt trội của họ trong môi trường giáo dục là nổi bật nhất: 49% người Mỹ gốc Á có một bằng cử nhân, so với mức 28% ở dân số nói chung. Mặc dù người Mỹ gốc Á chỉ chiếm 5,6% dân số Hoa Kỳ nhưng họ chiếm tới 30% vị trí trong các đội tuyển thi Olympic Toán và Vật lý. Tốc độ di trú tăng nhanh cũng làm gia tăng khoảng cách giữa người châu Á và các nhóm dân khác, vì những người nhập cư gần đây thậm chí còn có chất lượng cao hơn lớp người trước: 61% những người nhập cư gần đây từ châu Á có một bằng cử nhân, so với 30% ở những người nhập cư không phải châu Á.
Họ có thành tích tốt như vậy là nhờ chăm chỉ và áp lực từ gia đình. Tuy nhiên không phải tất cả mọi sự tỏa sáng ở trường phổ thông đều được đền đáp xứng đáng. Một số người Mỹ gốc Á khẳng định rằng các trường đại học thuộc Ivy League ngầm đặt một ngưỡng hạn chế lượng sinh viên châu Á được nhận, và đưa ra dẫn chắng dựa vào dữ liệu nhập học ở các trường để kết luận rằng: Người Mỹ gốc Á cần 140 điểm SAT (trên tổng số 1600) nhiều hơn người da trắng để được nhận vào một trường đại học tư, và người da đen thì cần ít hơn 310 điểm.
Và ở California, nơi các trường công được phép áp dụng yếu tố kinh tế thay vì chủng tộc làm tiêu chí nhận sinh viên, 41% lượng sinh viên nhập học năm 2014 ở Berkeley là người Mỹ gốc Á và ở học viện công nghệ California là 44%.
Các trường đại học top đầu có xu hướng nhận những người gốc Tây ban nha (TBN) và da đen vì trong lịch sử họ gặp nhiều thiệt thòi; đôi khi là những người giỏi thể thao, có quan hệ chính trị và những người giàu hay quyên tặng (hiếm khi là người châu Á). Một số bang ở Mỹ đã cấm sử dụng chủng tộc như một yếu tố xét nhập học ở các trường công và đã có một vài vụ kiện về chống phân biệt đối xử, tuy nhiên đều không đi đến đâu.
Chỉ thành công một nửa
Tuy nhiên đúng là dù người Mỹ gốc Á học rất giỏi, và có mức thu nhập trên trung bình, nhưng ở nơi làm việc họ hiếm khi xuất hiện ở các vị trí cấp cao. Dường như có một “rào cản” nào đó. Theo các số liệu từ Google, Intel, Hewlett Packard, LinkedIn và Yahoo chỉ có 27% chuyên gia, 19% quản lý và 14% chuyên viên cấp cao là người Mỹ gốc Á.
Khi nhìn vào một sự thật là các trường thuộc Ivy League có số lượng sinh viên trở thành CEO, nghị sĩ quốc hội và các thẩm phán nhiều áp đảo, thì rõ ràng sự thiên vị chống lại người Mỹ gốc Á ở các trường đại học top đầu sẽ là rào cản lớn khiến họ không thể ở vào các vị trí lãnh đạo cấp cao. Một sinh viên cho rằng: “Nếu chúng tôi không thể vào các trường thuộc Ivy League thì làm sao chúng tôi có được những vị trí quan trọng ở Wall Street, hay Quốc hội hay Tòa án tối cao?”.
Con đường chính trị
Theo nghiên cứu của Jerome Karabel về người Do thái và Ivy League cho thấy, chỉ khi người Do thái có được quyền lực chính trị thị những trường thuộc Ivy League mới ngừng sự phân biệt đối xử với họ. Nhưng người Mỹ gốc Á lại có mặt rất ít ở những vị trí quan trọng trong chính trị và cả kinh tế. Chỉ 2,4% nghị sĩ của quốc hội thứ 113 của Hoa Kỳ là người Mỹ gốc Á; và ít hơn 2% là các nhà lập pháp.
Người ở các nước Nam Á, mặc dù số lượng ít hơn so với các nước Đông Á, lại có vẻ nổi bật hơn. Nikki Haley, thống đốc bang South Carolina và Bobby Jindal, thống đốc bang Louisiana đều là người gốc Ấn. Có lẽ truyền thống chính trị trái ngược nhau ở Ấn Độ và Trung Quốc là yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt này. Sayu Bhojwani, người điều hành dự án New American Leaders, cho biết: “Chúng tôi đến từ nền dân chủ lớn nhất trên thế giới. Chúng tôi chuẩn bị cho nó theo cách mà những người Đông Á không bao giờ thực hiện”.
Nhận thức cho rằng người Mỹ gốc Á đang bị đối xử thiếu công bằng, đặc biệt là ở nơi làm việc, có thể sẽ khiến nhiều người lựa chọn con đường chính trị để tiến thân.
Tỉ lệ nhập học ở các trường đại học – và vụ kiện chống lại Harvard – có thể là động lực thúc đẩy người Mỹ gốc Á quyết đoán hơn khi lựa chọn đi vào con đường chính trị. Nhiều người ở California vào năm ngoái đã rất giận dữ khi có một dự luật đòi bãi bỏ lệnh cấm sử dụng chủng tộc làm yếu tố xét nhập học ở các trường đại học – một dự luật được khởi xướng bởi một nghị sĩ bang người gốc TBN. Một đơn thỉnh nguyện trên trang change.org và 36 tổ chức, 26 trong số đó là của người Mỹ gốc Á, phản đối dự luật này và nó bị bãi bỏ.
Andrew Hahn, một luật sư người Mỹ gốc Hàn Quốc cho biết: “Đang có một sự giận dữ nhất định trong cả cộng đồng. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tỉ lệ nhập học? Cơ hội việc làm?”. Hahn là người tổ chức các buổi quyên tiền vì chính trị, và nói rằng một sự thay đổi đang đến. “Tiền từ các quỹ đầu tư, quỹ cổ phần, từ các luật sư. Họ quyên góp rất nhiều… Người Do thái mất nửa thế kỷ để có được vị trí như ngày hôm nay, hy vọng là chúng tôi không mất nhiều thời gian đến thế”.
Nguồn: cafebiz.vn

Tin Cùng chuyên mục

Giáo dục 8328380944954075790

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Kiếm tiền online

Tin nổi bật

Tin Mới

Bình luận

Tâm sự Admin

Chúng tôi luôn học hỏi từ đối thủ, về mọi thứ có thể học hỏi được, nhưng chúng tôi không bao giờ đi sao chép. Với chúng tôi, sao chép có nghĩa là chết. Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một ván cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau...

Facebook

Chúng tôi trên G+

Translate

item