Chàng sinh viên chế tạo robot từ bìa các tông

Đam mê khoa học khi mới 8 tuổi, giờ đây Nguyễn Phương Duy đã trở thành sinh viên năm 2 ngành Kỹ sư điện và điện tử của Đại học RMIT Việt Na...

Đam mê khoa học khi mới 8 tuổi, giờ đây Nguyễn Phương Duy đã trở thành sinh viên năm 2 ngành Kỹ sư điện và điện tử của Đại học RMIT Việt Nam.
Phương Duy chia sẻ, bộ phim hoạt hình "Dexter’s Laboratory" kể về cậu bé thiên tài khoác áo trắng, tạo ra hàng loạt phát minh khoa học trong phòng thí nghiệm bí mật, từng khiến cậu học sinh lớp hai mê mẩn và quyết định theo nghiệp kỹ thuật trong tương lai. Ngay từ bé, Duy đã mày mò chế tạo robot cùng nhiều món đồ chơi tưởng tượng khác từ bìa cát tông và băng keo.
chang-sinh-vien-che-tao-robot-tu-bia-cac-tong
Phương Duy bên cạnh mô hình điều khiển.
Đến năm 19 tuổi, chàng trai bắt đầu làm quen với kỹ thuật điện tử và tham gia tranh tài tại nhiều cuộc thi lớn nhỏ, nhằm đưa các ý tưởng sáng tạo vào thực tế. Tại vòng chung kết Hội chợ khoa học và kỹ thuật ứng dụng quốc tế Intel ISEF, Duy ẵm về giải thưởng lớn đầu tiên, xếp vị trí thứ 4 trong bảng kỹ thuật - điện - cơ khí bằng sản phẩm hệ thống trồng rau, nuôi cá tự động tại gia đình.
Năm 2014, Duy nhận học bổng Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam. Học bổng dành cho cá nhân có thành tích học tập xuất sắc, tích cực tham gia hoạt động cộng đồng và thể hiện được tiềm năng lãnh đạo. Trong buổi thuyết phục hội đồng xét tuyển, chàng trai trẻ từng nhấn mạnh: "Tôi muốn thay đổi cách nghĩ thông thường của mọi người về kỹ sư và chứng minh rằng, đây không chỉ là người chuyên sửa chữa các vật dụng, mà còn là nhà tiên phong đưa ra sáng kiến có khả năng thay đổi cuộc sống từ những điều nhỏ nhặt nhất, nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn".
chang-sinh-vien-che-tao-robot-tu-bia-cac-tong-1
Phương pháp dạy tại RMIT Việt Nam khá phù hợp với cá tính của chàng trai đam mê công nghệ. "Các môn học không khô cứng như hình dung. Thầy cô không dạy nội dung trong từng môn, mà dạy cách tự học và tự nghiên cứu. Nhờ đó, sinh viên biết mở rộng và đào sâu vào vấn đề mình cần", Duy chia sẻ.
Lịch học bận rộn, song Duy vẫn dành thời gian tham gia các hoạt động cộng đồng. Tháng 10 vừa qua, Duy cùng các bạn ra mắt câu lạc bộ điện tử đầu tiên của trường. Trong Ngày trải nghiệm các ngành học công nghệ vào tháng 12, câu lạc bộ sẽ trưng bày toàn bộ thành quả sáng tạo của nhóm, bao gồm những con bọ rung, robot lập trình đá bóng, máy in 3D...
chang-sinh-vien-che-tao-robot-tu-bia-cac-tong-2
Bên cạnh việc học và tình nguyện tại trường, Duy cũng là thành viên ban điều hành một nhóm hoạt động phi lợi nhuận, hỗ trợ và kích hoạt đam mê sáng tạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Chàng trai trẻ tiết lộ, nhóm đã hoạt động được 3 tháng và thu hút khoảng 40 thành viên, đồng thời tổ chức thành công nhiều buổi chia sẻ kiến thức cho các bạn trẻ cùng đam mê. Duy hiện duy trì nhóm phát triển không quá nhanh để kịp nắm bắt thị hiếu của người tham gia và giữ đây trở thành sân chơi đúng nghĩa cho các bạn trẻ thỏa sức sáng tạo.
Cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cũng không quên trở về trường cũ, hướng dẫn và hỗ trợ các em khóa sau tham gia nhiều cuộc thi nghiên cứu khoa học.
Nguồn: vnexpress.net

Tin Cùng chuyên mục

Giáo dục 8013368046060646036

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Kiếm tiền online

Tin nổi bật

Tin Mới

Bình luận

Tâm sự Admin

Chúng tôi luôn học hỏi từ đối thủ, về mọi thứ có thể học hỏi được, nhưng chúng tôi không bao giờ đi sao chép. Với chúng tôi, sao chép có nghĩa là chết. Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một ván cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau...

Facebook

Chúng tôi trên G+

Translate

item